- Đậy kín lu, hồ, thùng chứa nước khi không dùng đến.
- Lật úp các xô, lọ, chai… không dùng đến.
- Hàng tuần diệt lăng quăng tại chính ngôi nhà của mình bằng cách +thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn, giữ kín nhà cửa thông thoáng để hạn chế nơi muỗi ẩn nấp, sử dụng bình xịt/ nhang/ kem chống muỗi để tránh muỗi chích.
- Hàng tuần diệt lăng quăng quanh nhà bằng cách loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/ vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
* Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết và dấu hiệu nguy hiểm:
- Dấu hiệu bệnh thường gặp.
+ Sốt cao đột ngột liên tục, không giảm với thuốc hạ sốt
+ Xuất huyết dạng chấm hoặc mảng ở da
- Dấu hiệu nguy hiểm cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
+ Người bệnh bứt rứt, vật vã, li bì
+ Bàn tay, bàn chân lạnh, vã mồ hôi, tím tái
+ Chảy máu mũi, chân răng, chảy máu đường tiêu hóa bất thường
+ Nôn ói nhiều, đau bụng nhiều
* Khi nghi ngờ mắc bệnh hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, không điều trị tại nhà.
* Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử phạt đối với các điểm nguy cơ không chấp hành các biện pháp diệt lăng quăng theo cam kết với chính quyền địa phương. Việc xử phạt được thực hiện chặt chẽ theo qui trình: Sau khi nhắc nhắc nhở 2 lần, cho ký cam kết, kiểm tra 1 lần thấy vẫn còn lăng quăng trong các vật chứa nước tổ kiểm tra mới lập biên bản giám sát. Sau đó, Ủy Ban Nhân dân phường xã ra quyết định xử phạt.