Chào mừng đến với trang thông tin Bệnh viện quận Tân Phú

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nhất mà phụ nữ có thể mắc phải. Ung thư cổ tử cung phát triển bởi các tế bào ung thư tại niêm mạc tử cung. Sau đó chúng phát triển một cách nhanh chóng, khó kiểm soát và hình thành khối u lớn. Bệnh này thường gặp phải ở những phụ nữ trên độ tuổi 30 và ít gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Đặc biệt, độ tuổi xuất hiện nhiều nhất là từ 40 đến 50 tuổi.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

1. Triệu chứng của ung thư CTC:

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sớm và tiền ung thư thường không có triệu chứng. Triệu chứng sẽ xuất hiện trong giai đoạn muộn, khi đó ung thư đã xâm lấn. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng phổ biến nhất là:

- Chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi mãn kinh, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi thụt rửa hoặc sau khi khám phụ khoa.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Đau lưng.

- Đi tiểu bị đau hoặc tiểu khó khăn và nước tiểu đục.

- Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn hôi từ âm đạo.
2. Nguyên nhân gây ung thư CTC

- 50- 65% trường hợp ung thư CTC do Virus HPV 16, 15% do HPV 18

- Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và ung thư CTC:

+ Có nhiều bạn tình

+ Quan hệ tình dục sớm(≤ 18 tuổi)

+ Sanh nhiều lần (≥ 4 lần)

+ Hút thuốc

+ Người bị suy giảm miễn dịch

- Tiền sử bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Chlamydia, HIV, Herpes…)

- Sử dụng thuốc ngừa thai kết hợp trên 5 năm(theo nghiên cứu ung thư học tại Anh thì sử dụng thuốc ngừa thai phối hợp > 5 năm thì tang nguy cơ ung thư CTC nhiều hơn so với nhóm không sử dụng).

3. Phòng ngừa ung thư CTC

Phòng ngừa ung thư cổ TC bằng xét nghiệm Pap’s smear .

4. Khi nào nên tầm soát ung thư

- Nên bắt đầu tầm soát ung thư CTC lúc 21 tuổi và thực hiện phết tế bào mỗi năm 1 lần.

5. Thời điểm thực hiện tầm soát ung thư CTC

-  Không thực hiện xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.

- 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm nên tránh: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng…

-  Không thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ độc thân trừ khi có yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

6. Cần làm gì khi kết quả tầm soát ung thư ung CTC bất thường

Khi có kết quả bất thường, tùy trường hợp và mức độ bác sĩ có thể sẽ tư vấn thực hiện thêm soi CTC, sinh thiết CTC, khoét chóp CTC … để chẩn đoán xác định bệnh.

7. Chi phí thực hiện

- Nhuộm phiến đồ tế bào theo Papanicolaou: 341.000

- ThinPrep – Pap Test: 500.000

                                                                                             Khoa Phụ Sản



  
  

Liên kết website

Bản đồ vị trí