II. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng và đặc biệt là có bóng nước ở nhiều nơi trên cơ thể:- Bóng nước trong miệng thường thấy ở lưỡi, nướu, mặt trong của má có thể vỡ ra thành vết loét.
- Bóng nước hoặc phát ban dạng sẩn ở các vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối và mông.
III. Nên làm gì khi trẻ mắc bệnh?
Chăm sóc tại nhà nếu không có dấu hiệu nặng bằng cách:- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
- Giảm đau, hạ sốt bằng thuốc hạ sốt Paracétamol
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng (cho ăn thức ăn lỏng, mềm).
Lưu ý: không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
Cho trẻ nhập viện ngay để được điều trị kịp thời khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nặng:
+ Trẻ khó ngủ, quấy khóc liên tục
+ Giật mình lúc thức hoặc nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ
+ Sốt cao, bứt rứt, run tay chân, mắt trợn ngược, chới với, đi loạng choạng.
IV. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Rửa tay: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi tiêu, sau khi chăm sóc trẻ.2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi bằng nước và xà phòng, khử trùng trong 10 phút với nước Javel 0,5%.
3. Vệ sinh nhà cửa và môi trường.
4. Với trẻ mắc bệnh:
- Cách ly tại nhà.
- Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
- Vệ sinh-khử trùng môi trường.
- Chú ý thực hiện vệ sinh thực phẩm: ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi./.
T3G/BV Tân Phú