Chào mừng đến với trang thông tin Bệnh viện quận Tân Phú

PHẪU THUẬT CẮT THÂN RĂNG KHÔN LIÊN QUAN ĐẾN THẦN KINH Ổ DƯỚI

PHẪU THUẬT CẮT THÂN RĂNG KHÔN  LIÊN QUAN ĐẾN THẦN KINH Ổ DƯỚI

Răng khôn hàm dưới mọc cuối cùng trên cung hàm, khoảng từ 17 – 21 tuổi. Tỷ lệ mọc/kẹt ngầm cao nhất trên cung hàm, nguyên nhân có thể là xương hàm kém phát triển, các răng có xu hướng mọc lùi dần về phía sau, khoảng cách từ mặt xa răng 7 đến cành hàm đứng giảm… Răng ngầm thường không gây triệu chứng nhưng có thể đưa đến biến chứng như đau, nhiễm trùng, sâu, u nang…

Nhổ răng khôn nhất là răng khôn hàm dưới luôn được ưu tiên, đây là điều được đồng thuận rộng rãi. Tuy nhiên, trên lâm sàng có một số khó khăn nhất định, những khó khăn này đôi khi khiến nha sĩ không lường được trong thủ thuật, có trường hợp chóp răng nằm quá sâu trong xương hàm việc nhổ răng có thể khiến mất xương nhiều, vùng phẫu thuật xâm lấn thậm chí tổn thương dây thần kinh.

Kỹ thuật coronectomy ra đời vào năm 1989, trong đó mô tả việc nhổ răng khôn nhưng chỉ cắt bỏ thân răng gây hại còn phần chóp nói cách khác là 1 phần chân sẽ giữ lại và theo dõi có kiểm soát. Thực tế thì kỹ thuật này đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng nó có thể hạn chế rất nhiều rủi ro thường gặp của việc nhổ răng khôn gây ra. 

Bài trình bày “Phẫu thuật cắt thân răng khôn liên quan đến thần kinh xương hàm dưới” của Bác sĩ Nguyễn Minh Văn, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện quận Tân Phú cho biết cắt thân răng là phẫu thuật đã được sử dụng trong thời gian dài, đạt hiệu quả cao với tỉ lệ biến chứng thấp. Để đạt được hiểu quả của thủ thuật đòi hỏi bác sĩ phải tuân theo đúng chỉ định, quy trình và yêu cầu của phẫu thuật.
Đính kèm bài báo cáo: RHM.pdf

 

Bs Nguyễn Minh Văn,

Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện quận Tân Phú



  
  

Tin mới

Liên kết website

Bản đồ vị trí