Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới 2022, trên thế giới có đến 19% người từ 15 tuổi trở lên mắc bệnh nha chu mức độ nặng tương đương khoảng 1 tỉ người. Tỉ lệ này ở VN ước tính chiếm 9.4% ở mức cao trong khu vực Tây Thái bình dương và cao thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á.
Theo một báo cáo khám điều tra Sức khỏe răng miệng của cư dân TP HCM năm 2019 của HT Hùng và cs, tỉ lệ mắc bệnh nha chu tăng theo số tuổi và đạt ngưỡng cao nhất ở độ tuổi trên 65. Ở độ tuổi 25-34, hơn 50% mắc bệnh về nướu trong đó chỉ có 5.7% mắc viêm nha chu. Trong khi đó, có gần 70% người trên 65 tuổi mắc bệnh về nướu với tỉ lệ VNC chiếm đến 23.9%
Là tình trạng viêm tại chỗ khu trú ở nướu hay ở mô nha chu bề mặt, gồm có các biểu mô nướu bên ngoài và mô liên kết nướu kế cận bên trong. Các mô khác như xương ổ răng, dây chằng nha chu (màng nha chu) và xê măng (men gốc răng) không bị ảnh hưởng.
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi xung quanh răng gây ra. Khi chúng nhân lên, hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến viêm quanh chân răng. Viêm nha chu là bệnh viêm mạn tính. Trong giai đoạn viêm nha chu tiến triển sẽ gây tổn thương xương và răng. Nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến mất răng, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu viêm nha chu được điều trị sớm và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ được trị khỏi.
Để có thêm những kiến thức về bệnh học viêm nha chu, BS Nguyễn Hữu Thịnh- BS Khoa Răng Hàm Mặt đã có bài báo cáo trong buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật định kỳ gồm các nội dung liên quan như: dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa... Từ những kiến thức đó, người dân cũng có thể tìm hiểu để phòng ngừa và chăm sóc răng được khỏe và đẹp.
Đính kèm bài báo cáo: /Viemnhachu202024.pdf
KHOA RĂNG HÀM MẶT