Chào mừng đến với trang thông tin Bệnh viện quận Tân Phú

Bệnh dại

Bệnh dại

 Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.    

1. Các triệu chứng của bệnh Dại:

- Tại vị trí vết cắn có thể bị đau hoặc dị cảm

- Tốc độ tiến triển phụ thuộc vào chất gây nhiễm virus và khoảng cách từ vết thương với não

- Thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 1 đến 2 tháng nhưng có thể là >1 năm

- Triệu chứng ban đầu không đặc hiệu: sốt, đau đầu và khó chịu

- Viêm não (bệnh dại kịch phát, chiếm 80% hoặc tê liệt  (bệnh dại tiềm ẩn, trong 20%) phát triển trong vài ngày

- Viêm não gây bồn chồn, lú lẫn, kích động, hành vi kỳ lạ, ảo giác và mất ngủ.

- Tiết rất nhiều nước bọt, khi cố gắng uống sẽ gây co thắt đau các cơ quan thanh quản và hầu họng (sợ nước)

- Ở thể liệt, liệt lan lên và liệt tứ chi phát triển không kèm theo mê sảng hoặc sợ nước.

2. Phòng, chống bệnh Dại:

Để phòng chống bệnh Dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân

thực hiện các biện pháp sau:

2.1. Biện pháp dự phòng:

- Nắm vững thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc; đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời.

- Tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho chó, mèo.

- Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.

- Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:
Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.

- Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng. Không được lạm dụng trong sử dụng vắc xin và HTKD.

- Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + HTKD phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh.

2.2. Biện pháp chống dịch:

- Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.

- Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

- Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.

- Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các vùng tiếp giáp. Tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.

- Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.

Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn

Tình trạng vết cắn

Tình trạng súc vật
(kể cả súc vật đã được tiêm phòng)

Điều trị

Tại thời điểm cắn

Trong 15 ngày

- Da lành

- Không điều trị

- Da bị xước ở gần thần kinh trung ương

- Bình thường

- Tiêm vắc xin

- Có triệu chứng dại

- Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại

- Da bị xước nhẹ xa thần kinh  trung ương

- Bình thường

- Theo dõi súc vật.

- Ốm, triệu chứng dại

- Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng

- Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương

- Không theo dõi được con vật

- Tiêm vắc xin ngay.

- Có triệu chứng dại

- Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin

- Vết thương gần não
- Vết thương sâu, nhiều
- Vết thương vùng đầu chi

- Bình thường
- Không theo dõi được con vật


{C}{C}{C}{C}

- Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt

 

Phòng Tiêm chủng – Bệnh viện quận Tân Phú

Một số loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh Dại đang được triển khai tiêm tại Phòng Tiêm chủng bệnh viện quận Tân Phú hiện nay:

1.Verorab (Pháp)

2.Abhayrab/Indirab (Ấn Độ)

Quý khách hàng có nhu cầu về tiêm ngừa xin liên hệ:  Phòng Tiêm chủng (Phòng 117 – tầng trệt)

   Đường dây tư vấn: (028)54.088.928 - (028)54.088.924(246)

   BsCK2. Nguyễn Đức Minh – 0908.170.405

   Điều dưỡng: Ngụy Thanh Tú – 0968.226.963

 

                                                                                    T3G/BV QUẬN TÂN PHÚ

Đính kèm file khảo sát:/Phiếu khảo sát bệnh dại doc

 

BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ                                     Ngày khảo sát: ……………………..

            PHÒNG KHTH                                Mã số phiếu: …….………………….

PHIẾU KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG

Chuyên đề: Bệnh Dại

 Nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của truyền thông, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Bệnh viện quận Tân Phú và Phòng KHTH thực hiện khảo sát để tìm hiểu nguyện vọng của khách hàng. Các ý kiến quý báu này sẽ giúp bệnh viện và Phòng KHTH cải thiện truyền thông tốt hơn. Bệnh viện bảo đảm giữ bí mật thông tin và không ảnh hưởng đến việc điều trị. Xin chân thành cảm ơn!
 

STT

CÂU HỎI

CÂU TRẢ LỜI

A

Thông tin chung của khách hàng

A1

Ông/Bà là

1. Người bệnh

2. Người nhà

3. Khác: ……………………

o

o

o

A2

Giới tính

1. Nam

2. Nữ

3. Khác

o

o

o

A3

Năm sinh

……………………….

 

A4

Trình độ học vấn

1. Không biết chữ

2. Tiểu học (cấp 1)

3. THCS (cấp 2)

4. THPT (cấp 3)

5. Trung cấp, cao đẳng

6. Đại học

7. Sau đại học

o

o

o

o

o

o

o

B

Đánh giá hiệu quả truyền thông về bệnh Dại

B1

Trước đây, Ông/Bà có biết về bệnh Dại

1. Có

2. Không

o

o

B2

Bài truyền thông có giúp ích cho Ông/Bà

1. Có

2. Không

o

o

B3*

Các vấn đề khác Ông/Bà cần quan tâm về bệnh Dại chưa có trong bài truyền thông

1. Đường lây truyền của bệnh Dại

2. Nguy hiểm của bệnh Dại

3…………………………………

o

 

o

B4**

Sau khi được cung cấp kiến thức về vấn đề bệnh Dại. Ông/Bà có hướng cải thiện cho bản thân và người thân

1. Tiêm dự phòng vắc xin

2. Tiêm vắc xin phòng, ngừa bệnh cho vật nuôi chó, mèo…

3…………………………………

4…………………………………

o

o

o

B3*. Những vấn đề mà khách hàng muốn tìm hiểu thêm chưa có trong bài truyền thông.

B4**. Những gợi ý để đánh giá hiệu quả truyền thông.

Họ và tên cán bộ thu thập (nếu có)

…………………………………….

 



  
  

Tin mới

Liên kết website

Bản đồ vị trí