Chào mừng đến với trang thông tin Bệnh viện quận Tân Phú

Tuân thủ các quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại bệnh viện

Tuân thủ các quy định pháp luật  về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại bệnh viện

Việc những người hiến mô, tạng sau khi qua đời là việc làm rất ý nghĩa, nhân văn nhất, góp phần nhân lên tình yêu thương đồng loại trong cuộc sống hôm nay. “Lúc này, sự ra đi của họ không còn là hư không, vô nghĩa, bởi từ cái chết này, một sự sống khác được hồi sinh và sự “cho đi là còn mãi” của họ trở thành tấm gương, động lực để những người sống học tập làm theo và nhân rộng trong cộng đồng xã hội. Sự diệu kỳ của những ca ghép tạng không chỉ đến từ sự thành công vượt bậc của y học, mà đan xen trong đó là những câu chuyện đầy tính nhân văn về tình cảm gia đình, về tình người.

Theo Luật số 75/2006/QH11 của Quốc hội: Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Trong đó, các nội dung cơ bản trong mỗi Chương của luật “Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” như sau:

- Chương I gồm 11 điều quy định về các vấn đề chung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của các quy định trong đề mục này; Giải thích từ ngữ; Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo; Trách nhiệm quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Chính sách của Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Các hành vi bị nghiêm cấm.

- Chương II gồm 13 điều quy định về hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống như: Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống; Điều kiện, thủ tục lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống; Điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người.

- Chương III gồm 14 điều quy định về hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến, lấy xác như: Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; Thủ tục đăng ký hiến xác; Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác; Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; Điều kiện lấy xác; Điều kiện đối với cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến; Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác; Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác; Mục đích và điều kiện xác định chết não; Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não; Tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não; Tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não.

- Chương IV gồm 07 điều quy định về ghép mô, bộ phận cơ thể người như: Điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Điều kiện đối với cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Chăm sóc sức khỏe sau khi ghép mô, bộ phận cơ thể người; Chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; Ghép bộ phận cơ thể người có liên quan đến người nước ngoài.

- Chương V gồm 25 điều quy định về ngân hàng mô và trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

- Chương VI gồm 22 điều quy định về: hiệu lực thi hành của các văn bản sử dụng pháp điển vào đề mục và trách nhiệm thi hành của các cá nhân, tổ chức có liên quan và Điều khoản chuyển tiếp.

Tóm tắt một số quyền, nguyên tắc, hành vi bị nghiêm cấm và xử phạm khi vi phạm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

TỔ QLCL



  
  

Tin mới

Liên kết website

Bản đồ vị trí