1. Dấu hiệu và diễn biến bệnh chắp:
Cảm giác vùng mi hơi cứng, nặng, chớp hơi vướng.
Đội khi cảm thấy mờ mắt do chắp mi trên đè lên giác mạc gây ra tình trạng loạn thị.
Chắp tiến triển khác nhau: đôi khi chắp tiến triển tới ổn định. Có khi vỡ ra phía kết mạc có khi ngoài da tạo nên những u hạt lớn.
Sờ nốt u nằm dưới da, trong sụn mi, có bờ rõ rệt, di động được với các tổ chức xung quanh, kích thước khoảng 0,3cm-1cm, không viêm, không đau.
Khi có bội nhiễm, sờ thấy đau và có nốt mủ.
2. Dấu hiệu và diễn biến bệnh lẹo:
Bờ mi sưng tấy tại một điểm, ấn đau, đỏ, kết mạc sung huyết nhẹ
Kéo dài ngày, lẹo tập trung thành mủ, đôi khi sung to thành áp xe mi vỡ ra phía bờ mi
3. Khi đã chích chắp, lẹo:
Giữ vệ sinh mắt
Chườm ấm bằng gạc hoặc khăn sạch
Ăn uống bình thường, không kiêng cữ, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế uống nước ngọt, ăn bánh kẹo, đồ chiên
Uống, nhỏ thuốc theo toa bác sĩ
Uống nhỏ thuốc, nhỏ thuốc thấy dấu hiệu: mắt sưng, đỏ, khó chịu hơn ngưng thuốc, tái khám ngay
Mang kính mát khi ra đường
4. Không nên:
Không trang điểm mắt cho đến khi lẹo, chắp ở mắt đã lành hẳn
Tuyệt đối không được chích hoặc nặn tại nhà dễ làm nhiễm trùng.
Không được tự ý mua thuốc nhỏ nên đến khám cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt
Tuyệt đối không được đắp lá cây như nha đam, lá dâm bụt… lên chắp hoặc lẹo
5. Hướng dẫn cách chườm ấm:
Chườm ấm cho mắt ngày 2-3 lần/ngày thời gian 15-20 phút/lần. Rửa tay sạch sẽ trước khi chườm ấm cho mắt. Dùng khăn sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước ấm./.
T2G - KHOA MẮT (Nguồn: pddt.medinet.org.vn)