BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SỞI:
Thể điển hình: gồm 4 giai đoạn
- Giai đoạn ủ bệnh: khoảng thời gian này kéo dài trung bình 10 ngày (7- 21 ngày), tính từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Đây là giai đoạn không có triệu chứng bệnh sởi.
- Giai đoạn khởi phát: kéo dài trong 2- 4 ngày, trong giai đoạn này người bệnh sốt cao từ 38,50C - 400C và viêm kết mạc. Có những hạt Koplik kích thước nhỏ, đường kính 0,5- 1mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to, nốt có màu trắng hoặc hơi sám, ở vị trí ngang răng hàm trên. Dấu hiệu này thường mất nhanh trong vòng 12 giờ đến 18 giờ.
- Giai đoạn toàn phát: kéo dài khoảng 2-5 ngày. Thường sau khi sốt 3- 4 ngày trẻ bắt đầu phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới và đến toàn thân.
- Giai đoạn hồi phục: ban trên da màu nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự khi xuất hiện.
Thể không điển hình:
- Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh cho mọi người xung quanh mà không biết.
- Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM BỆNH SỞI:
1. Biện pháp phòng ngừa lây truyền bệnh sởi trong cơ sở y tế:
1.1. Nguyên tắc chung:
Phòng ngừa chuẩn kết hợp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí, qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc (tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt có dính dịch tiết mũi họng của người bệnh.
1.2.1. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi:
Tiêm đủ liều, đúng lịch, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 05 tuổi.
1.2.2. Phát hiện sớm và phân luồng các trường hợp mắc hoặc nghi mắc sởi:
- Đối với các trường hợp mắc hoặc nghi mắc sởi, khi vào viện có các biểu hiện: sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, nổi hạch (cổ, sau tai), sưng đau khớp thì tiến hành phân luồng người bệnh và bố trí khu vực riêng biệt để thăm khám tại khu vực riêng biệt. Hạn chế tiếp xúc gần, giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi tại khu vực chờ khám, thăm khám sớm để chẩn đoán sớm và tư vấn cho người bệnh các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.
- Người bệnh nhập viện nội trú vì bệnh khác, sau đó phát hiện mắc sởi, thì ngay lập tức chuyển người bệnh đó sang phòng cách ly bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Lập danh sách những bệnh nhân nằm chung phòng với người bệnh mắc sởi đó và theo dõi đến hết 21 ngày từ ngày phát hiện ca mắc sởi. Trong thời gian 21 ngày, nếu những người thuộc diện theo dõi có triệu chứng lâm sàng nghi mắc sởi phải được lấy mẫu làm xét nghiệm và cách ly như trường hợp bệnh. Kết thúc theo dõi nếu sau 21 ngày không phát hiện ca bệnh mới.
- Phòng cách ly:
+ Mỗi khoa chọn một phòng để làm phòng cách ly tại khoa. Phòng cách ly nên ở cuối hành lang, nơi ít người qua lại, cuối hướng gió, thoáng khí.
+ Tốt nhất mỗi người bệnh nằm một phòng riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp người bệnh cùng phòng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh.
+ Đặt bảng cảnh báo “Phòng cách ly bệnh lây truyền qua đường hô hấp”.
- Hạn chế thăm bệnh, số người chăm sóc người bệnh (01 người chăm sóc/01 người bệnh) và hạn chế thay đổi người chăm sóc người bệnh (tối đa 02 người luân phiên nhau).
- Nhân viên y tế: cần được tiêm phòng sởi đầy đủ. Hạn chế tiếp xúc khi không cần thiết. Khi cần tiếp xúc mang khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
1.2.3. Vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho:
- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi. Vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch hô hấp và loại bỏ khẩu trang, khăn hoặc khăn giấy đã sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
1.2.4. Vệ sinh tay:
Tuân thủ vệ sinh tay theo 05 thời điểm và đúng kỹ thuật.
1.2.5. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân:
- Hướng dẫn lựa chọn PTPHCN:
+ Với NVYT:
Hoạt động |
PTPHCN |
|||||||
KT y tế |
KT N95 |
Áo choàng |
Găng tay y tế |
Bao giày |
Tấm che mặt/Kính bảo hộ |
Mũ trùm đầu |
||
1. NVYT đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin sởi HOẶC đã từng mắc sởi |
||||||||
Khi thăm khám, chăm sóc thông thường tại phòng khám, tại phòng cách ly. |
+ |
|
|
+/- |
|
|
|
|
Lấy mẫu bệnh phẩm, thủ thuật tạo khí dung (hút đàm, đặt nội khí quản,…). |
+ |
|
+ |
+ |
|
+/- |
+ |
|
Bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm. |
+ |
|
|
+ |
|
|
|
|
Xử lý, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. |
+ |
|
|
+ |
|
+/- |
+ |
|
Vận chuyển và xử lý dụng cụ, đồ vải. |
+ |
|
|
+ |
|
|
+ |
|
Thu gom dụng cụ, chất thải, đồ vải, vệ sinh bề mặt môi trường. |
+ |
|
|
+ |
|
|
|
|
Hộ tống, vận chuyển và có tiếp xúc người nhiễm, nghi nhiễm |
+ |
|
|
|
|
|
|
|
2. NVYT chưa tiêm đủ 02 mũi vắc xin sởi và chưa từng mắc sởi HOẶC |
||||||||
Khi tư vấn, trao đổi không tiếp xúc gần với NB (> 01 mét). |
+ |
|
|
|
|
|
|
|
Khi thăm khám, chăm sóc thông thường tại phòng khám, tại phòng cách ly có tiếp xúc gần với NB (≤ 01 mét). |
|
+ |
+ |
+ |
+ |
|
|
|
Lấy mẫu bệnh phẩm, thủ thuật tạo khí dung (hút đàm, đặt nội khí quản,…). |
|
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
Bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm. |
+ |
|
|
+ |
|
|
|
|
Xử lý, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. |
|
+ |
|
+ |
|
+ |
+ |
|
Vận chuyển và xử lý dụng cụ, đồ vải. |
+ |
|
|
+ |
+ |
+/- |
+ |
|
Thu gom dụng cụ, chất thải, đồ vải, vệ sinh bề mặt môi trường. |
+ |
|
+ |
+ |
+ |
|
|
|
Hộ tống, vận chuyển và có tiếp xúc người nhiễm, nghi nhiễm. |
+ |
|
+ |
+ |
|
|
|
Ghi chú: (+): Có sử dụng
(+/-): Có thể sử dụng hoặc không tùy theo tình huống cụ thể.
+ Với NB, người chăm sóc: sử dụng khẩu trang y tế trong mọi trường hợp.
- Vận chuyển NB: Hạn chế tối đa vận chuyển NB, nếu cần vận chuyển yêu cầu NB mang khẩu trang y tế.
1.2.6. Vệ sinh môi trường bề mặt:
Tất cả các bề mặt trong phòng cách ly, máy móc, trang thiết bị dùng để thăm khám, thực hiện thủ thuật cho người bệnh cần được làm sạch và khử khuẩn hằng ngày. Sử sụng hóa chất khử khuẩn có chứa Chlor.
1.2.7. Xử lý dụng cụ:
Tất cả dụng cụ đã sử dụng cho người bệnh cần được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định.
2. Biện pháp phòng ngừa lây truyền bệnh sởi trong chăm sóc trẻ:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, tăng cường vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.
- Trẻ bị sởi cần được nghỉ ngơi trong không gian thông thoáng, sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các vật dụng cho trẻ, giặt giũ quần áo, chăn ga, gối nệm.
- Lau sàn nhà, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của các đồ vật nghi ngờ bị nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng 1-2 lần/ngày.
- Người chăm sóc luôn luôn đeo khẩu trang trong quá trình chăm sóc trẻ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi pha sữa, cho trẻ ăn, vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ.
- Cách ly trẻ bị bệnh nằm phòng riêng, phòng đảm bảo thoáng mát.
- Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm chéo: không đến nơi công cộng, nghỉ học 07 ngày sau phát ban.
- Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như dấu hiệu nặng như: không ăn uống được, nôn mọi thứ, tím tái, thở nhanh cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.
* Nguồn: Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/03 năm 2025 của Bộ Y Tế “ Về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi”
T2G/ KHOA KSNK
BỆNH VIỆN QUẬN TÂN PHÚ