Nhưng trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Điều này đã hạn chế hiệu quả điều trị: trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.
Mức độ nghiêm trọng của hen phế quản: Có khoảng 300 triệu bệnh nhân trên toàn cầu, lưu hành độ tăng 20-50% mỗi 10 năm. Mỗi thập niên có trung bình 1 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được. Bộ Y tế đưa ra con số 10% trẻ em Việt Nam mắc bệnh, còn ở TP.HCM, con số thực tế do tổ chức y tế ISAAC (1998-2004) đưa ra tỉ lệ trẻ em 12-13 tuổi khò khè ở TP Hồ Chí Minh là 29.1% , đến nay tỷ lệ này đã tăng cao hơn.
I. Định nghĩa hen phế quản:
Là bệnh viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .
Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.
II. Các dấu hiệu để biết được trẻ mắc bệnh hen:
Chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng.
Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện và nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát ( thay đổi thời tiết, gắng sức, hay ăn thức ăn gây dị ứng,...).
Nếu như khò khè, khó thở là triệu chứng điển hình, thì ho tái đi tái laị là triệu chứng thường bị bỏ sót. Có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện ho về đêm mà không có triệu chứng gợi ý nào khác, ban ngày bình thường gọi là “hen dạng ho”.
Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần, ngay cả khi gia đình không có ai bị hen, dị ứng.
III. Chẩn đoán hen phế quản:
Cần kết hợp bệnh sử, lâm sàng, X quang và thăm dò chức năng hô hấp có thuốc dãn phế quản.
- Bệnh sử điển hình là bệnh nhân ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại.
- Tiền căn dị ứng: chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng, lác sữa.
- Gia đình có người bị hen suyễn.
- Lâm sàng có ran rít lan tỏa 2 phế trường.
- Hô hấp ký, hoặc đo chức năng hô hấp bằng dao động xung ký (IOS: Impulse Oscillometry) ở trẻ < 6 tuổi: có hội chứng tắc nghẽn, PEF và/hoặc FEV1 < giới hạn dưới và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản.
+ Lưu ý khi bệnh nhân hen ở ngoài cơn tất cả các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng đều bình thường
Chẩn đoán khi trẻ ngoài cơn hay khi trẻ biểu hiện không điển hình
+ Đo hô hấp ký: Là một nghiệm pháp có thể giúp chẩn đoán hen khi nghi ngờ hen, khi bệnh nhân không lên cơn hoặc khi có biểu hiện không điển hình, goị là “hen giấu mặt”. Tuy nhiên, đây là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi bệnh nhân phải biết hợp tác nên thường khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi và người già.
+ Dao động sung ký (IOS) là phương pháp mới để thăm dò các đặc điểm cơ học của hệ hô hấp: sức cản, tính dãn nở đường dẫn khí, giúp bác sĩ chẩn đoán hen, đặc biệt ở những đối tượng trẻ em < 6 tuổi và người già. Ngoài ra, dao động sung ký còn giúp đánh giá kết quả điều trị và theo dõi diễn tiến bệnh.
IOS đã được Hội Hô hấp Châu âu (European Respiratory Society – ERS) xem là một phương pháp thăm dò chức năng hô hấp thường quy cho cả trẻ em và người lớn
Ưu điểm lớn nhất của IOS là:
- Bệnh nhân không cần gắng sức như làm Hô hấp ký;
- Nhạy hơn Hô hấp ký trong test giãn phế quản;
- Phân biệt được dạng hen có nghẽn tắc trung ương hay ngoại biên
Chỉ định của IOS cho những đối tượng:
- Không làm được Hô hấp ký
- Trẻ dưới 6 tuổi
- Bệnh nhân già yếu
- Bệnh nhân bị mềm đường dẫn khí
- Hoặc những bệnh nhân làm hô hấp ký không phát hiện bất thường
IV. Các biện pháp phòng ngừa:
+Tránh các yếu tố nguy cơ gây hen: Béo phì;
+Tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:
- Nhiễm trùng hô hấp
- Không tiếp xúc thú vật (chó, mèo,…), diệt gián, loại bỏ nấm mốc
- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ, tránh nhang khói
- Không để những chất nặng mùi, hóa chất trong nhà.
- Tránh dùng thuốc xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng
- Nơi ngủ của trẻ: cần dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông hoặc thú vật. Phòng có cửa sổ thông thoáng để duy trì không khí sạch và trong lành
V. Xử trí khi trẻ lên cơn hen tại nhà:
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cơn hen: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm.
Nếu đã được bác sỹ hướng dẫn, cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay phun khí dung), dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ trong 1 giờ
VI. Cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay khi:
- Thuốc cắt cơn không tác dụng hoặc chỉ tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở
- Nói năng khó nhọc
- Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở
- Cánh mũi phập phồng
- Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch
VII. Phòng ngừa:
Tuy hen là một bệnh không trị dứt được nhưng có thể kiểm soát tốt. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập bình thường.
Để phòng ngừa hen cần :
+ Tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen
+ Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài
VIII. Sử dụng thuốc phòng ngừa hen phế quản:
- Sử dụng thuốc phòng ngửa khi:
+ Bệnh hen không được kiểm soát tốt
+ Trẻ thường xuyên bị lên cơn: trên 1 lần trong một tuần, trẻ thức giấc về đêm vì cơn hen trên 2 lần một tháng; trẻ phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày.
+ Từng nhập viện vì cơn hen nặng
+ Có từ 3 cơn hen trở lên trong năm qua
- Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là thuốc kháng viêm dạng hít, an toàn và không gây nghiện. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài để có khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.
Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ, tái khám đúng hẹn và không tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ đã đáp ứng.
IX. Vấn đề quản lý hen trong cộng đồng (theo GINA: Global Initiative for Asthma):
- Giáo dục bệnh nhân hen cùng đồng hành với bác sĩ trong quản lý hen
- Người bệnh hiểu về bệnh, biết xử trí các tình huống tại nhà, phòng tránh yếu tố khởi phát và nguy cơ. Có kĩ năng sử dụng thuốc đúng; tuân thủ điều trị; nâng cao chất lượng cuộc sống
-Về kinh tế: Giảm chi phí điều trị.
- Đánh giá và theo dõi mức độ nặng của bệnh hen. Kết nối chẩn đoán, điều trị và quản lí toàn diện
-Thiết lập kế hoạch điều trị thuốc lâu dài cho riêng từng bệnh nhân hen.
X. Mục tiêu của việc quản lý hen trong cộng đồng theo GINA:
a. Đạt được và duy trì việc kiểm soát triệu chứng.
b. Phòng ngừa cơn hen.
c. Duy trì mức độ hoạt động bình thường kể cả gắng sức.
d. Tránh các tác dụng phụ của thuốc điều trị hen.
e. Phòng ngừa tắc nghẽn đường thở không hồi phục
f. Ngăn ngừa tử vong do hen.
XI. Đơn vị quản lý Hen và COPD- ACOCU tại Bệnh viện quận Tân Phú :
ACOCU là một mạng lưới quản lý bệnh nhân Hen và COPD ngoại trú được thành lập năm 2000 cho đến nay đã có 161 đơn vị khắp cả nước trong đó có bệnh viện quận Tân Phú .
Bệnh nhân được lập hồ sơ quản lý Hen để theo dõi liên tục suốt quá trình điều trị và tư vấn người bệnh hiểu biết về bệnh Hen, cách sử dụng thuốc đúng, biết xử trí các tình huống tại nhà, phòng tránh yếu tố khởi phát và giảm thiểu yếu tố nguy cơ tái phát; từ đó giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân và xã hội.
Mặc dù mới được thành lập từ đầu tháng 12/2017, đến nay khoa Nhi đã đo chức năng hô hấp bằng dao động xung ký cho 100 bệnh nhi và lập hồ sơ tư vấn, quản lý hen cho 50 trường hợp, giúp cho bệnh nhi hen được chẩn đoán sớm, giảm số lần nhập viện.
Đơn vị quản lý Hen và COPD có sự tham gia khám và tư vấn của PGS.TS.BS Lê thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch – Lâm sàng TPHCM; Chuyên gia hô hấp của BV Đại học Y Dược TPHCM.
Mức độ nghiêm trọng của hen phế quản: Có khoảng 300 triệu bệnh nhân trên toàn cầu, lưu hành độ tăng 20-50% mỗi 10 năm. Mỗi thập niên có trung bình 1 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được. Bộ Y tế đưa ra con số 10% trẻ em Việt Nam mắc bệnh, còn ở TP.HCM, con số thực tế do tổ chức y tế ISAAC (1998-2004) đưa ra tỉ lệ trẻ em 12-13 tuổi khò khè ở TP Hồ Chí Minh là 29.1% , đến nay tỷ lệ này đã tăng cao hơn.
I. Định nghĩa hen phế quản:
Là bệnh viêm mãn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .
Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.
II. Các dấu hiệu để biết được trẻ mắc bệnh hen:
Chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng.
Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện và nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát ( thay đổi thời tiết, gắng sức, hay ăn thức ăn gây dị ứng,...).
Nếu như khò khè, khó thở là triệu chứng điển hình, thì ho tái đi tái laị là triệu chứng thường bị bỏ sót. Có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện ho về đêm mà không có triệu chứng gợi ý nào khác, ban ngày bình thường gọi là “hen dạng ho”.
Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần, ngay cả khi gia đình không có ai bị hen, dị ứng.
III. Chẩn đoán hen phế quản:
Cần kết hợp bệnh sử, lâm sàng, X quang và thăm dò chức năng hô hấp có thuốc dãn phế quản.
- Bệnh sử điển hình là bệnh nhân ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại.
- Tiền căn dị ứng: chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng, lác sữa.
- Gia đình có người bị hen suyễn.
- Lâm sàng có ran rít lan tỏa 2 phế trường.
- Hô hấp ký, hoặc đo chức năng hô hấp bằng dao động xung ký (IOS: Impulse Oscillometry) ở trẻ < 6 tuổi: có hội chứng tắc nghẽn, PEF và/hoặc FEV1 < giới hạn dưới và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản.
+ Lưu ý khi bệnh nhân hen ở ngoài cơn tất cả các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng đều bình thường
Chẩn đoán khi trẻ ngoài cơn hay khi trẻ biểu hiện không điển hình
+ Đo hô hấp ký: Là một nghiệm pháp có thể giúp chẩn đoán hen khi nghi ngờ hen, khi bệnh nhân không lên cơn hoặc khi có biểu hiện không điển hình, goị là “hen giấu mặt”. Tuy nhiên, đây là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi bệnh nhân phải biết hợp tác nên thường khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi và người già.
+ Dao động sung ký (IOS) là phương pháp mới để thăm dò các đặc điểm cơ học của hệ hô hấp: sức cản, tính dãn nở đường dẫn khí, giúp bác sĩ chẩn đoán hen, đặc biệt ở những đối tượng trẻ em < 6 tuổi và người già. Ngoài ra, dao động sung ký còn giúp đánh giá kết quả điều trị và theo dõi diễn tiến bệnh.
IOS đã được Hội Hô hấp Châu âu (European Respiratory Society – ERS) xem là một phương pháp thăm dò chức năng hô hấp thường quy cho cả trẻ em và người lớn
Ưu điểm lớn nhất của IOS là:
- Bệnh nhân không cần gắng sức như làm Hô hấp ký;
- Nhạy hơn Hô hấp ký trong test giãn phế quản;
- Phân biệt được dạng hen có nghẽn tắc trung ương hay ngoại biên
Chỉ định của IOS cho những đối tượng:
- Không làm được Hô hấp ký
- Trẻ dưới 6 tuổi
- Bệnh nhân già yếu
- Bệnh nhân bị mềm đường dẫn khí
- Hoặc những bệnh nhân làm hô hấp ký không phát hiện bất thường
IV. Các biện pháp phòng ngừa:
+Tránh các yếu tố nguy cơ gây hen: Béo phì;
+Tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:
- Nhiễm trùng hô hấp
- Không tiếp xúc thú vật (chó, mèo,…), diệt gián, loại bỏ nấm mốc
- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ, tránh nhang khói
- Không để những chất nặng mùi, hóa chất trong nhà.
- Tránh dùng thuốc xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng
- Nơi ngủ của trẻ: cần dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông hoặc thú vật. Phòng có cửa sổ thông thoáng để duy trì không khí sạch và trong lành
V. Xử trí khi trẻ lên cơn hen tại nhà:
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cơn hen: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm.
Nếu đã được bác sỹ hướng dẫn, cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay phun khí dung), dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ trong 1 giờ
VI. Cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay khi:
- Thuốc cắt cơn không tác dụng hoặc chỉ tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở
- Nói năng khó nhọc
- Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở
- Cánh mũi phập phồng
- Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch
VII. Phòng ngừa:
Tuy hen là một bệnh không trị dứt được nhưng có thể kiểm soát tốt. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt, học tập bình thường.
Để phòng ngừa hen cần :
+ Tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen
+ Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài
VIII. Sử dụng thuốc phòng ngừa hen phế quản:
- Sử dụng thuốc phòng ngửa khi:
+ Bệnh hen không được kiểm soát tốt
+ Trẻ thường xuyên bị lên cơn: trên 1 lần trong một tuần, trẻ thức giấc về đêm vì cơn hen trên 2 lần một tháng; trẻ phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày.
+ Từng nhập viện vì cơn hen nặng
+ Có từ 3 cơn hen trở lên trong năm qua
- Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là thuốc kháng viêm dạng hít, an toàn và không gây nghiện. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài để có khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.
Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ, tái khám đúng hẹn và không tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ đã đáp ứng.
IX. Vấn đề quản lý hen trong cộng đồng (theo GINA: Global Initiative for Asthma):
- Giáo dục bệnh nhân hen cùng đồng hành với bác sĩ trong quản lý hen
- Người bệnh hiểu về bệnh, biết xử trí các tình huống tại nhà, phòng tránh yếu tố khởi phát và nguy cơ. Có kĩ năng sử dụng thuốc đúng; tuân thủ điều trị; nâng cao chất lượng cuộc sống
-Về kinh tế: Giảm chi phí điều trị.
- Đánh giá và theo dõi mức độ nặng của bệnh hen. Kết nối chẩn đoán, điều trị và quản lí toàn diện
-Thiết lập kế hoạch điều trị thuốc lâu dài cho riêng từng bệnh nhân hen.
X. Mục tiêu của việc quản lý hen trong cộng đồng theo GINA:
a. Đạt được và duy trì việc kiểm soát triệu chứng.
b. Phòng ngừa cơn hen.
c. Duy trì mức độ hoạt động bình thường kể cả gắng sức.
d. Tránh các tác dụng phụ của thuốc điều trị hen.
e. Phòng ngừa tắc nghẽn đường thở không hồi phục
f. Ngăn ngừa tử vong do hen.
XI. Đơn vị quản lý Hen và COPD- ACOCU tại Bệnh viện quận Tân Phú :
ACOCU là một mạng lưới quản lý bệnh nhân Hen và COPD ngoại trú được thành lập năm 2000 cho đến nay đã có 161 đơn vị khắp cả nước trong đó có bệnh viện quận Tân Phú .
Bệnh nhân được lập hồ sơ quản lý Hen để theo dõi liên tục suốt quá trình điều trị và tư vấn người bệnh hiểu biết về bệnh Hen, cách sử dụng thuốc đúng, biết xử trí các tình huống tại nhà, phòng tránh yếu tố khởi phát và giảm thiểu yếu tố nguy cơ tái phát; từ đó giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân và xã hội.
Mặc dù mới được thành lập từ đầu tháng 12/2017, đến nay khoa Nhi đã đo chức năng hô hấp bằng dao động xung ký cho 100 bệnh nhi và lập hồ sơ tư vấn, quản lý hen cho 50 trường hợp, giúp cho bệnh nhi hen được chẩn đoán sớm, giảm số lần nhập viện.
Đơn vị quản lý Hen và COPD có sự tham gia khám và tư vấn của PGS.TS.BS Lê thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch – Lâm sàng TPHCM; Chuyên gia hô hấp của BV Đại học Y Dược TPHCM.
Hãy đưa trẻ đến Bệnh viện quận Tân phú khi bạn nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen phế quản, để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm cho trẻ.
BS CK2 Nguyễn Thị Diệu Linh
BS CK2 Nguyễn Thị Diệu Linh