Chào mừng đến với trang thông tin Bệnh viện quận Tân Phú

Ngày thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2022: Lá phổi cho cuộc đời

Ngày thế giới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2022: Lá phổi cho cuộc đời

Chủ đề của ngày phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) năm 2022 sẽ là: “Lá phổi cho cuộc đời”. Chủ đề năm nay nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của lá phổi với cuộc sống. Có nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến lá phổi của bạn. Một trong những bệnh nguy hiểm và hay gặp nhất là Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Những điều cần biết về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau bệnh lý thiếu máu cục bộ cơ tim và bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp gây tàn phế hàng đầu.

- Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, có hút thuốc lá hoặc tiếp xúc môi trường ô nhiễm khói, chất đổi, bụi nghề nghiệp. Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn hay lao phổi.

- Bệnh biểu hiện bằng ho khạc đàm kéo dài, khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian. Lúc đầu có thể nhẹ không có triệu chứng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng gây tàn phế.

- Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng kèm yếu tố nguy cơ tiếp xúc. Quan trọng nhất là đo chức năng thông khí phổi để đánh giá độ tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị được nếu phát hiện sớm. Điều trị quan trọng bậc nhất của bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là ngưng thuốc lá. Cai thuốc lá ngăn chặn Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) diễn tiến nặng lên. Ngoài ra còn các điều trị khác như tiếp xúc yếu tố nguy cơ, Dùng thuốc dãn phế quản, điều trị các bệnh đồng mắc. Chích ngừa cúm hằng năm, phế cầu mỗi 5 năm.

Cai thuốc lá: điều mấu chốt quan trọng nhất cho bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân cai thuốc lá có sẵn trên thị trường như:

 - Nicotine thay thế :

   + Không dùng cho bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao

   + Có các dạng khác nhau như: xịt, viên ngậm, nhai hay dán da

   + Thời gian phụ thuộc độ nghiện của bệnh nhân có thể từ 2 - 4 tháng hoặc hơn

- Bupropion :

   + Làm giảm ham muốn hút thuốc

   + Thời gian có thể dùng đến bình thường

   + Không dùng cho bệnh nhân có bệnh lý tâm thần kinh hoặc nghiện rượu, suy gan nặng

- Varenicline :

   + Làm giảm triệu chứng khi cai và giảm sảng khoái khi hút thuốc

   + Giá cả thường đắt

Vì vậy để giữ gìn lá phổi của bạn. Hãy tránh xa thuốc lá, không khí ô nhiễm, tăng cường vận động thể lực, thực hiện khẩu hiệu 2K để bảo vệ bạn nhất là trong giai đoạn bình thường mới sau COVID-19 hiện nay.

 

 

Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Quận Tân Phú



  
  

Tin mới

Liên kết website

Bản đồ vị trí