Chào mừng đến với trang thông tin Bệnh viện quận Tân Phú

Nhịp nhanh trên thất trong thai kỳ (supraventricular tachycardia in pregnancy)

Nhịp tim nhanh trên thất trong thai kỳ là một rối loạn nhịp thường gặp. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân và sự phát triển của thai. Mặc khác, điều trị rối loạn nhịp trên còn phải cân nhắc đến bệnh nhân, quá trình chuyển dạ và sự phát triển của thai nhi.

Nhịp nhanh trên thất trong thai kỳ (supraventricular tachycardia in pregnancy)

Trong năm 2019, Hội tim mạch Châu âu (European Society of Cardiology) có xuất bản hướng dẫn điều trị nhịp nhanh trên thất (Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardia). Dưới đây là tóm tắt điều trị nhịp nhanh trên thất trong thai kỳ theo hướng dẫn trên.

 Nhịp nhanh trên thất (SVT: supraventricular tachycardia) để chỉ nhịp tim nhanh (tần số nhĩ > 100 nhịp / phút khi nghỉ ngơi), cơ chế liên quan đến tổ chức từ bó His trở lên trên. Trong hướng dẫn này, SVT đã được sử dụng để mô tả tất cả các loại nhịp tim nhanh ngoại trừ nhịp nhanh thất (VT) và AF (vì AF, là chủ đề của các Hướng dẫn lâm sàng riêng biệt và các tài liệu đồng thuận khác nhau). Nhịp nhanh QRS hẹp chỉ những nhịp nhanh có thời gian QRS ≤120 ms. Nhịp tim nhanh QRS rộng đề cập đến nhịp nhanh có thời gian QRS > 120 ms. Trong thực hành lâm sàng, SVT có thể xuất hiện dưới dạng nhịp nhanh QRS hẹp hoặc rộng, hầu hết là nhịp đều nhưng có lúc không đều.
 

SVT kéo dài trở nên thường gặp hơn trong thai kỳ, xảy ra trong 22-24/100.000 thai kỳ.  Thậm chí nó có thể xảy ra lần đầu tiên, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 hoặc chu sinh. Tần suất toàn bộ  rối loạn nhịp tim ở phụ nữ ở độ tuổi 41-50 (199/100 000)  lớn hơn ở độ tuổi 18-30 (55/100 000), có thể do AF và VT phổ biến hơn trong nhóm 41 – 50 tuổi, trong khi đó SVT có vẻ ổn định theo thời gian. Rối loạn nhịp (đặc biệt AF) thường gặp ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh so với phụ nữ không.

Vì không có các nghiên cứu ngẫu nhiên hoặc độc lập theo thời gian, các khuyến cáo chủ yếu dựa trên các đoàn hệ nhỏ hoặc báo cáo ca bệnh kết hợp với ý kiến ​​chuyên gia.

Class của các khuyến cáo và mức độ bằng chứng

1 Nguy cơ SVT ở bà mẹ, sản khoa và trẻ sơ sinh

SVT có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong khi mang thai với tần suất là 68/100 000 ca nhập viện do bất kỳ rối loạn nhịp tim nào là 22/100.000. Trong đó, SVT là 4/100.000, AF là 27/100.000, VF là 2/100.000 và VT là 16/100.000.

Xác định và điều trị các bệnh lý nền là những ưu tiên đầu tiên.  Mặc dù hầu hết các đợt cấp của SVT khi mang thai là lành tính và có thể được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp y tế tiêu chuẩn, các trường hợp nên được xem xét bao gồm sức khỏe của thai nhi và ảnh hưởng đến chuyển dạ, sinh nở và cho con bú.  Hậu quả huyết động của nhịp tim nhanh, cũng như tác dụng phụ của phương pháp điều trị, phải được cân bằng và giải quyết cho thai nhi.  Do đó, cắt đốt qua catheter khi có thể nên được xem xét trước khi mang thai ở những bệnh nhân có tiền sử nhịp tim nhanh có triệu chứng.  Các thử nghiệm đánh giá mức độ giám sát khi chuyển dạ là cần thiết.

2. Khuyến cáo điều trị SCV trong thai kỳ:

2.1 Điều trị loạn nhịp bằng thuốc:

Điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp để phòng ngừa cơn SVT, nên được dành riêng cho các loại SVT gây ra ảnh hưởng huyết động hoặc có các triệu chứng quan trọng. Khi sử dụng thuốc chống loạn nhịp khi mang thai cần quan tâm đến  các bất lợi tiềm tàng ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong tam cá nguyệt đầu được liên quan với nguy cơ gây quái thai lớn nhất, tiếp xúc với thuốc trong thai kỳ có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và trên co bóp tử cung và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Những rủi ro và lợi ích của việc tiếp tục so với ngừng thuốc phải được xem xét cẩn thận về nguy cơ tái phát SVT và khả năng gây ra ảnh hưởng huyết động. Các quyết định nên được cá nhân hóa, dựa trên tình trạng lâm sàng và bệnh tim cấu trúc có kèm theo. Vẫn còn thiếu các nghiên cứu kiểm tra về thuốc chống loạn nhịp khi mang thai.

- Nếu thủ thuật không xâm lấn thất bại, adenosine nên là thuốc đầu tiên để điều trị trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Có rất ít dữ liệu về điều trị SVT trong tam cá nguyệt đầu tiên.

- Tất cả các thuốc chẹn beta có thể gây nhịp tim chậm và hạ đường huyết ở thai nhi. Các thuốc chẹn beta-1 chọn lọc được ưa thích vì ảnh hưởng ít đến thư giãn tử cung. Bà mẹ sử dụng thuốc chẹn beta trong ba tháng đầu không liên quan đến sự gia tăng lớn về nguy cơ dị tật toàn bộ hoặc tim. Tuy nhiên, trong nghiên cứu EUROmediCAT, liên quan giữa sử dụng thuốc chẹn alpha / beta-adrenergic trong ba tháng đầu tiên với loạn sản thận đa nang đã được báo cáo. Mặc dù các tác dụng được báo cáo có thể không đủ lớn để có tầm quan trọng lâm sàng, đã có những lo ngại về trọng lượng thấp đối với tuổi thai thai với thuốc chẹn beta. Nguy cơ trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với tuổi thai, liên quan atenolol cao hơn với metoprolol và propranolol, sự liên quan này không phải là một hiệu ứng nhóm.

- Diltiazem đã được tìm thấy là gây quái thai ở động vật, tác dụng ở người dữ liệu còn hạn chế và việc sử dụng nó thường không được khuyến cáo trong thai kỳ. Verapamil được coi là an toàn hơn hơn diltiazem và có thể được sử dụng như một loại thuốc thứ hai.

2.2 Chuyển nhịp bằng điện:

Chuyển nhịp tim bằng điện nên là lựa chọn đầu tiên khi rối loạn nhịp tim có huyết động không ổn định. Nó cho thấy an toàn trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ vì không ảnh hưởng đến lưu lượng máu của thai nhi và có nguy cơ thấp gây ra rối loạn nhịp tim thai hoặc gây sanh non. Nhịp tim của thai nhi nên được kiểm soát thường xuyên sau chuyển nhịp.

2.3 Cắt đốt

Cắt đốt qua catheter nên được trì hoãn đến tam cá nguyệt thứ hai nếu có thể, nhưng có thể tiến hành trong trường hợp thất bại và dung nạp kém với thuốc. Nên  được thực hiện tại một trung tâm có kinh nghiệm sử dụng hệ thống định vị catheter và  định vị (mapping) không sử dụng huỳnh quang (fluoroless). Triệt phá bằng Catheter thành công cho AVNRT, AVRT, nhịp nhanh nhĩ 1 ổ (focal AT), và cuồng nhĩ nhĩ phụ thuộc CTI (CTI-dependent atrial flutter)  tái phát, thất bại với điều trị thuốc trong phụ nữ mang thai.

 

BS CK II LƯƠNG VĂN SINH

Dịch từ:

2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardia. European Heart Journal, Volume 41, Issue 5, 1 February 2020, Pages 655–720.  https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehz467



  
  

Tin mới

Liên kết website

Bản đồ vị trí